CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN - PHÁT TRIỂN 
NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
NÔNG VIỆT

Vietnamese English

Hotline:
0909 168 728 - 0837 106413

Email: luatnhakinh@gmail.com

Yahoo Skype

TIN NÔNG NGHIỆP

→ TRỒNG THÀNH CÔNG KHOAI TÂY TRONG NHÀ KÍNH

 

Là chủ một vườn ươm nuôi cấy mô lại có nhiều kinh nghiệm trong việc nhân giống khoai tây bằng phương pháp vô tính tại Đà Lạt, ông Hiến (47 tuổi) - chủ một vườn nuôi cấy mô tại phường 12 không đồng tình với nhận định trên và ông cho rằng trồng khoai tây trong nhà kính sẽ cho năng suất củ cao hơn ngoài trời, hoặc ít nhất là bằng. Nói là làm, sau một thời gian tìm hiểu, nghiên cứu tỉ mỉ những đặc điểm sinh học của khoai tây, ông Hiến đã từng bước xây dựng nên quy trình chăm sóc khoai tây đối với từng thời kỳ cây sinh trưởng và phát triển khi được trồng trong nhà kính để khoai có thể cho năng suất củ cao nhất.

Cuối tháng 7.2011, ông Nguyễn Đăng Hiến bắt tay vào trồng thử nghiệm 2 gốc khoai tây giống O7 trong nhà kính do chính ông nhân giống bằng phương pháp vô tính tại vườn ươm của gia đình. Sau 5 tháng chăm sóc theo đúng khung kỹ thuật đã được ông xây dựng sẵn, mới đây ông Hiến đã đào gốc khoai tây đầu tiên trồng trong nhà kính. Thật bất ngờ, gốc khoai tây này cho tới 9,7kg củ, cao gấp 10 lần so với mỗi gốc khoai tây cùng loại được trồng ngoài trời. Điều đặc biệt, khoai tây được trồng trong nhà kính cho củ to, đều, vỏ mỏng, căng tròn. Hiện nay ông đang tiếp tục thử nghiệm 1.000m2 (1 sào) trong nhà kính và cây khoai đang phát triển tốt.

Mở ra hướng đi mới

Ông Hiến cho biết, muốn trồng thành công khoai tây trong nhà kính người trồng phải tuân thủ theo một quy trình kỹ thuật chính xác, không thể áp dụng khung kỹ thuật trồng khoai tây ngoài trời để trồng trong nhà kính.

“Tôi đang cố gắng nghiên cứu để giảm bớt thời gian sinh trưởng và phát triển của cây khoai tây được trồng trong nhà kính”.

Nếu như trồng ngoài trời, mỗi sào đất sẽ trồng từ 3.000 - 3.500 gốc khoai tây thì trong nhà kính chỉ cho phép trồng từ 1.000 - 1.200 gốc. Trước khi trồng, mỗi sào đất cần 10 - 15 khối xơ dừa trộn lẫn với một số loại phân hữu cơ ủ với 30% đất đỏ phủ đều lên mặt đất đã lên luống. Do khoai tây trồng trong nhà kính có chiều cao lên tới trên 2m nên mỗi gốc khoai tây phải cắm một cây đỡ cho thân cây khoai không bị gãy đổ.

Vào thời kỳ khoai tây bắt đầu ra củ (khoảng 2 tháng sau khi trồng) nhà vườn phải thắp bóng điện vào ban đêm theo tỷ lệ 3 bóng điện/8m2 với mục đích cho cây đẩy mạnh quang hợp để nuôi củ, và dừng thắp điện một tháng trước khi thu hoạch cho củ đủ già.

Theo tính toán của ông Hiến, với việc trồng khoai tây trong nhà kính đúng kỹ thuật, trung bình mỗi gốc khoai tây ít nhất sẽ cho thu về 5kg củ. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của phương pháp trồng khoai tây trong nhà kính là từ thời gian trồng cho tới khi thu hoạch có thể kéo dài gấp đôi thời gian khoai tây được trồng ngoài trời (hơn 3 tháng ngoài trời và gần 5 tháng nếu trồng trong nhà kính).

Năng lực Sản xuất

Năng lực Sản xuất

Sau hơn một năm đeo đuổi tìm hiểu và nghiên cứu về các mô hình nhà kính, nhà ươm, cũng như các hệ thống công nghệ ...

TIN NÔNG NGHIỆP

TRỒNG THÀNH CÔNG KHOAI TÂY TRONG NHÀ KÍNH

Nông dân Nguyễn Đăng Hiến ở TP.Đà Lạt (Lâm Đồng) đã trồng thành công khoai tây trong nhà kính cho năng suất cao ...

LOGO ĐỐI TÁC

Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam Mitraco TRANG TRAI HOÀNG XUÂN Sở nông nghiệp Lâm Đồng Red Dragon Co., Ltd

CÔNG TRÌNH ĐÃ THỰC HIỆN